• 0888688040
  • service@lk-tech.com

BMS và PMS CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

BUILDING MANAGEMENT SYSTEM VÀ PROPERTY MANAGEMENT SYSTEM

CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

 

Building Management System: Hệ thống quản lý tòa nhà

Property Management System: Hệ thống quản lý tài sản

Về mặt ý nghĩa tưởng chừng như tương đồng, vậy chúng có thực sự giống nhau về chức năng?

Các thuật ngữ:

  • BMS: Building Management System – Hệ thống quản lý tòa nhà
  • PMS: Property Management System – Hệ thống quản lý tài sản
  • POS: Point of Sales – Điểm bán hàng
  • HVAC: Heating, Ventilating, Air Conditioning – Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí
  • EMS: Energy Management System – Hệ thống quản trị năng lượng.
  • Người dùng: người sử dụng hệ thống và khách hàng trải nghiệm

 

Về cơ bản, PMS được ứng dụng trong việc theo dõi, quản lý các chứng từ, báo cáo trong quá trình vận hành tòa nhà như đặt phòng, thanh toán, dữ liệu khách lưu trú, đặt phòng online, POS, quản lý/ tổ chức nhân sự …

BMS hay gọi cách khác là hệ thống tự động hóa tòa nhà, được ứng dụng vào việc theo dõi/ giám sát, đánh giá/ báo cáo tình trạng các thiết bị thuộc phạm trù kỹ thuật – thuộc về tòa nhà như nhiệt độ, điện năng, thông gió, …

 

Điểm chung của BMS và PMS:

 

BMS và PMS hiện nay được ứng dụng phổ biến trong ngành Quản lý nhà hàng, khách sạn (Hospitality). Nếu như nói PMS sử dụng để thực hiện các hoạt động của Lễ tân, booking hay các quy trình nội bộ… thì BMS được dùng để giám các thiết bị cơ và điện một cách liên tục theo thời gian thực.

Do đó về mặt vận hành, cả 2 có một mối liên quan mật thiết đến nhau:

  • Tinh giản và tự động hóa quy trình vận hành.
  • Quản lý, giám sát liên tục theo thời gian thực.
  • Tiết kiệm năng lượng vận hành -> Tiết kiệm chi phí.

 

Chúng khác nhau như thế nào:

Về mặt ý nghĩa, chúng đều có tính năng quản lý. Song về chức năng thực chất lại là 2 khía cạnh hoàn toàn riêng biệt.

  • Thông báo mức tiêu thụ năng lượng, BMS hay PMS?

Trên thực tế, BMS chiếm đa số việc kiểm soát tổng năng lượng vận hành tòa nhà. Hệ thống giúp cho các nhà quản lý/ người vận hành nhận ra được mức tiêu thụ theo thời gian thực, và tìm ra phương án để tối ưu hóa lượng năng lượng này.

Xu hướng ứng dụng hệ thống Quản Trị Năng Lượng (EMS) nhằm hỗ trợ, quản trị ở cấp độ chi tiết hơn (vi mô), mang đến kết quả tối đa trong quản lý năng lượng vận hành.

Và PMS không thể thu thập được dữ liệu liên quan về EMS.

 

 

  • Trải nghiệm người dùng:

Nếu nói BMS mang đến sự thoải mái trong trải nghiệm và không gian đối với người dùng, thì PMS lại là phương pháp hỗ trợ nâng cao trải nghiệm.

Đối với PMS, người dùng sẽ có được cảm giác thích thú về dịch vụ và tính tiện lợi, đơn giản.

Việc PMS tích hợp các tính năng quản lý vận hành sẽ giúp đáp ứng nhu cầu người dùng một cách trực quan và tức thời điển hình như các dịch vụ giải trí/ thư giãn hay sự tiện lợi trong quá trình check-in/out một cách tự động hóa.

Bên cạnh đó, PMS giúp cho các nhà quản lý/  người vận hành có thể điều khiển hoặc kiểm soát chỉ với vài thao tác đơn giản trên hệ thống.

 

  • Hệ thống nào sẽ cảnh báo đầu tiên?

Có trường hợp ví dụ như sau: Khi có sự cố với HVAC, một cảnh báo sẽ được gửi đến người vận hành/ quản lý. Vậy hệ thống nào sẽ có được thông tin trong trường hợp này?

 

BMS có khả năng dự đoán để thông báo về những rủi ro sắp xảy ra có thể ngăn chặn được . Người vận hành / quản lý có thể dựa theo thông tin để lên lịch bảo trì hay sửa chữa trong thời gian sớm nhất. Quá trình này khiến cho người dùng không biết hoặc không chịu bất kỳ tác động bất lợi nào trong suốt thời gian trải nghiệm. Do đó, BMS sẽ là những bước đi đầu tiên vì chúng có thể dự báo được vấn đề, thậm chí là vòng đời của thiết bị.

 

PMS chỉ có thể phát hiện khi thiết bị xảy ra tình trạng cụ thể và rõ ràng như ngưng hoạt động thiết bị hoặc mất tín hiệu. Hầu hết các tình huống đều được người dùng phát hiện và thông báo đến người quản lý / vận hành, điều này khiến cho quá trình sử dụng và trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp.

 

Hệ thống khác biệt trở thành nền tảng chung

Dù BMS và PMS hoạt động khác nhau trong cùng một thời điểm nhưng việc ứng dụng cả hai vào quản lý vận hành cho hệ thống tòa nhà, đặc biệt là Hospitality sẽ giúp cho việc tối ưu chi phí vận hành một cách hiệu quả và tối đa. Với khả năng kết hợp cùng hệ thống mở rộng, đa nhiệm, LK Smart Engineering đã thành công trong việc tích hợp các tính năng của BMS và PMS trở thành giải pháp chuyên biệt trong công cuộc chuyển đổi số cho Doanh Nghiệp.

Tối ưu chi phí, nâng tầm công nghệ, tăng lợi thế cạnh tranh cùng giải pháp Smart Building từ LK Smart Engineering.

( Nguồn: Sưu tầm)